Gói 1: Phân tích, dự báo các chương trình đào tạo thu hút người học.
Phần lớn các ngành đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay khó tuyển sinh là do không nắm bắt, dự báo được nhu cầu của người học và yêu cầu của người tuyển dụng. Các chuyên gia tổ hợp nghiên cứu, dự báo thị trường lao động để xác định những ngành/nghề thị trường lao động sẽ cần và yêu cầu của người tuyển dụng. Theo đó, lựa chọn ngành/nghề sẽ thu hút nhiều người học để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
Gói 2: Lựa chọn, chuyển giao chương trình đào tạo phù hợp của các đại học nước ngoài.
Các đại học của nước ngoài có nhiều chương trình đào tạo chất lượng, được kiểm định hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu cao của người tuyển dụng ở Việt Nam. Các chuyên gia tổ hợp và cộng tác viên ở nước ngoài nghiên cứu lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp của các đại học nước ngoài, nhất là các đại học của Hòa Kỳ để đàm phán chuyển giao cho các trường đại học của Việt Nam. Người học hoàn thành chương trình đào tạo có thể được đại học ngoài cấp bằng hoặc trường tiếp nhận chuyển giao chương trình cấp bằng hoặc cả hai bên cấp bằng nếu đáp ứng được điều kiện tốt nghiệp của mỗi bên.
Gói 3: Phát triển chương trình đào tạo được lựa chọn phù hợp với Việt Nam.
Chương trình đạo tạo của nước ngoài phải được “điều chỉnh” một số nội dung để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các chuyên gia tổ hợp và cộng tác viên, giảng viên của đại học nước ngoài cùng rà soát điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo đảm bảo yêu cầu kiểm định của mỗi bên, được các cấp có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài công nhận bằng tốt nghiệp. Đồng thời, các chuyên gia tổ hợp tư vấn danh mục các giáo trình, học liệu cần thiết nên nhập khẩu hoặc sử dụng thư viện của đại học đối tác.
Gói 4: Xây dựng các quy chế, quy trình tuyển sinh, quản lý đào tạo.
Tuyển sinh và quản lý đào tạo là các khâu quan trọng của thực hiện chương trình đào tạo. Các chuyên gia tổ hợp xây dựng bộ quy chế, quy trình tuyển sinh, maketing, website, youtube,…và các quy trình, biểu mẫu quản lý chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn kiểm định của đại học đối tác. Đồng thời, tham gia tư vấn tuyển sinh, tìm kiếm học bổng để thu hút học sinh giỏi vào học.
Gói 5: Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý Chương trình đào tạo.
Có thể nói, đội ngũ giảng viên quyết định thành công của chương trình đào tạo. Các chuyên gia tổ hợp xây dựng các JD (mô tả công việc) của từng giảng viên cho các môn học. Đồng thời, hỗ trợ đào tạo, thu hút giảng viên nước ngoài, trong đó có giảng viên của đại học đối tác, các trí thức Việt Kiều hoặc các nhà khoa học của Việt Nam đang làm việc cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu ở nước ngoài.
Gói 6: Phương án tài chính và quản trị Chương trình đào tạo.
Điểm khác biệt của chương trình này (so với các chương trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam) là hạch toán độc lập. Các chuyên gia tổ hợp xây dựng phương án đầu tư, học phí, trong đó tính toán lộ trình hoàn vốn, lãi và mức lãi phù hợp đảm bảo chất lượng đào tạo và tài chính bền vững. Mặt khác, tư vấn xây dựng mô hình quản trị chương trình như một dự án độc lập, trong đó có giám đốc Chương trình và một số nhân viên quản trị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
Gói 7: Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép thực hiện Chương trình đào tạo.
Điểm khác biệt của chương trình này (so với các chương trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam) là hạch toán độc lập. Các chuyên gia tổ hợp xây dựng phương án đầu tư, học phí, trong đó tính toán lộ trình hoàn vốn, lãi và mức lãi phù hợp đảm bảo chất lượng đào tạo và tài chính bền vững. Mặt khác, tư vấn xây dựng mô hình quản trị chương trình như một dự án độc lập, trong đó có giám đốc Chương trình và một số nhân viên quản trị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.